Đang tải...
Tin tức
Bạn đã bao giờ tự hỏi làm thế nào một loại vải có thể vừa mềm mại lại thoáng mát như cotton và thân thiện với môi trường là loại vải nào chưa? Đó chính là vải Tencel được sử dụng rộng rãi từ ứng dụng y tế đến các trang phục thường ngày. Bài viết này, Thời trang M-O sẽ cung cấp tới các bạn các thông tin về loại vải tencel này nhé!
Vải Tencel là một loại sợi cellulose tái tạo được sản xuất từ bột gỗ, chủ yếu là gỗ bạch đàn. Tên gọi "Tencel" thực chất là thương hiệu của sợi lyocell, được phát triển và sở hữu bởi công ty Lenzing AG có trụ sở tại Áo. Sự ra đời của Tencel đánh dấu một bước tiến quan trọng trong ngành công nghiệp dệt may, hướng tới sự bền vững và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên về sự phổ biến thì loại vải này không được biết đến nhiều như cottton hay polyester...
Vải Tencel (tên gọi khác còn là lyocell) nổi bật với nhiều đặc tính ưu việt, làm cho nó trở thành một lựa chọn hàng đầu trong ngành công nghiệp dệt may. Đầu tiên, vải Tencel có độ mềm mại và thoáng khí vượt trội nhờ cấu trúc sợi mịn, tạo cảm giác dễ chịu khi tiếp xúc với da. Làm từ chất liệu thân thiện với môi trường nên vải thuộc top vải thân thiện với người dùng, với những khách hàng da nhạy cảm thì vải lyocell vẫn có thể đáp ứng được.
Khả năng thấm hút và thoát ẩm của Tencel cũng rất ấn tượng, giúp hút mồ hôi nhanh chóng và giữ cho cơ thể luôn khô ráo, thoải mái. Bên cạnh đó, Lyocell còn có độ bền cao, ít bị xù lông và giữ màu tốt sau nhiều lần giặt.
Một ưu điểm khác của vải Tencel là khả năng chống nhăn và dễ chăm sóc, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc bảo quản. Đặc biệt, Lyocell còn có khả năng kháng khuẩn tự nhiên nhờ cấu trúc sợi đặc biệt, giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, giảm mùi hôi và duy trì vệ sinh tốt hơn. Những đặc tính này làm cho chất liệu trở thành một loại vải lý tưởng cho nhiều ứng dụng khác nhau, từ quần áo hàng ngày đến các sản phẩm đòi hỏi tính năng cao như đồ thể thao hay vật liệu y tế.
Với thông tin đặc tính và tính chất của vải tencel kể trên, chúng ta không thể không dành lời khen và đánh giá cao cho loại vải này với những ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên loại vải nào cũng có nhược điểm của nó. Bảng phân tích ưu nhược điểm được được Thời trang M-O tổng hợp dưới đây:
Ưu điểm | Nhược điểm |
Mềm mại và thoải mái khi mặc | Giá thành cao hơn so với cotton và polyester |
Thấm hút tốt và thoáng khí | Có thể bị co rút nhẹ sau khi giặt |
Thân thiện với môi trường | Độ bền có thể thấp hơn so với một số loại vải tổng hợp |
Ít nhăn và dễ chăm sóc | Cần chú ý trong quá trình giặt và bảo quản để duy trì chất lượng |
Có khả năng kháng khuẩn tự nhiên |
Quần áo hàng ngày: áo thun, áo sơ mi, quần jeans...
Với sự thoải mái của vải tencel cộng thêm việc chất liệu làm từ nguyên liệu tự nhiên, loại vải này là top 1 vải được nhiều nhà sản xuất lựa chọn. Từ các trang phục thường ngày như áo thun, quần dài cho đến trang phục công sở như áo sơ mi, đầm kiểu... vải tencel đều hoàn thành tốt vai trò của mình. Tính chất mềm mại và an toàn, vải tencel đều phù hợp với những khách hàng khó tính có làn da nhạy cảm.
Đồ lót và đồ ngủ
Không thể không nhắc đến ứng dụng của vải lyocell trong thiết kế đồ lót bởi các bộ phận trên cơ thể đều vô cùng nhạy cảm. Chất liệu này với vai trò của mình đã làm hài lòng những vị khách khó tính và giữ cho mình một định vị riêng.
Trang phục thể thao của vải tencel
Các trang phục thể thao yêu cầu sự thoải mái cũng như chất liệu phải thấm hút tốt. Vải tencel với khả năng thấm hút, tốt giúp cơ thể luôn khô ráo thoáng mát trong các hoạt động hàng ngày. Chất liệu có đặc tính kháng khuẩn hạn chế mùi hôi phù hợp cho những người thường xuyên vận động hoặc làm việc trong môi trường nhiều vi khuẩn.
Các sản phẩm Như Chăn ga gối đệm, khăn tắm, khăn trải bàn, rèm cửa và bọc ghế sofa... Là những ứng dụng thông dụng nhất ta có thể nhìn thấy hàng ngày. Ưu điểm của vải tencel là khả năng bền màu các vật dụng trong sản xuất nội thất điều chịu ảnh hưởng nhiều tới yếu tố chủ quan và khách quan đến sản phẩm, như vậy với đặc tính bền màu vải lyocell xứng đáng là chất liệu được yêu thích trong sản xuất nội thất
Băng gạc và vật liệu y tế, khẩu trang, đồ bảo hộ y tế... là các vật phẩm này yêu cầu sự kháng khuẩn cao cũng như tính an toàn. Cấu trúc sợi của Tencel hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng trong môi trường y tế. Thấm hút tốt, vải tencel Khả năng hút ẩm cao giúp giữ cho bề mặt khô ráo, quan trọng trong việc chăm sóc vết thương và bệnh nhân.
Các ứng dụng cụ thể bao gồm:
Độ mềm mại: Tencel thường mềm mại hơn cả cotton và polyester. Cấu trúc sợi mịn của Tencel tạo cảm giác mượt mà, dễ chịu trên da.
Khả năng thấm hút: Tencel có khả năng thấm hút tốt hơn cotton và vượt trội hơn hẳn polyester. Nó hút ẩm hiệu quả và thoát mồ hôi nhanh, giúp người mặc luôn khô ráo, thoải mái.
Thoáng khí: Vải Tencel thoáng khí hơn cả cotton và polyester, giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể tốt hơn.
Khả năng kháng khuẩn: Tencel có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, vượt trội hơn cả cotton và polyester, giúp hạn chế mùi hôi và duy trì vệ sinh tốt hơn.
Thân thiện môi trường: Quy trình sản xuất Tencel tiêu tốn ít nước và năng lượng hơn so với cotton, đồng thời tạo ra ít chất thải hơn polyester. Tencel cũng là vải sinh học phân hủy được.
Ít nhăn: Tencel ít nhăn hơn cotton, giúp tiết kiệm thời gian là ủi.
Độ bền màu: Tencel giữ màu tốt hơn cotton sau nhiều lần giặt.
Trên đây là toàn bộ thông tin về vải tencel mà Thời trang M-O muốn cung cấp đến bạn. Hy vọng với những dữ liệu trên bạn có thể hiểu rõ thêm về loại vải đặc biệt này với ứng dụng và ưu điểm vượt trội có thể giúp bạn tìm được những sản phẩm ứng ý và phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Mùa thu đông năm nay chứng kiến sự lên ngôi của những thiết kế váy độc đáo, kết hợp giữa nét đẹp cổ điển và hơi thở hiện đại. 5 mẫu váy thu đông mới nhất dưới đây không chỉ đáp ứng xu hướng thời trang mà còn thỏa mãn nhu cầu giữ ấm trong những ngày se lạnh hãy cùng Thời trang MO tìm hiểu nhé!
Mùa thu đã đến mang theo những cơn gió se lạnh, chân váy dài là những lựa chọn hang đầu cho những buổi đi chơi hay đi làm vì vừa giữ được vẻ nữ tính lại mềm mại. Vậy hãy cùng Thời trang MO khám phá 5 kiểu chân váy mùa thu đang được ưa chuộng, giúp nàng thêm phần thanh lịch và thời thượng trong những ngày gió lạnh.
Tuy nhiên nhiều chị em lo rằng khi mix đồ với vest nữ chúng ta có thể trông đứng tuổi hơn, vì vậy bài viết này thời trang MO sẽ mách bạn cách phối đồ với áo vest nữ thanh lịch và không bị già. Theo quan niệm truyền thống, áo vest thường gắn liền với hình ảnh công sở, quản lý cấp cao hay những người có tuổi. Nhiều người vẫn còn tư duy vest chỉ dành cho trang phục formal, các buổi họp nghiêm túc. Ngoài ra, cách chọn và phối đồ chưa phù hợp cũng là lý do khiến vest bị đứng tuổi như: Chọn vest form rộng, dáng suông khiến người mặc trông già dặn, Chọn chất liệu cứng, dày tạo cảm giác nặng nề...
Bài viết dưới đây, Thời trang MO sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các đặc tính, phân loại của vải lụa cũng như những ứng dụng đa dạng của chất liệu vải độc đáo này trong đời sống hiện đại 1. Vải lụa là gì? Tính chất của vải lụa Vải lụa là một trong những chất liệu vải cao cấp và quý giá nhất trong ngành dệt may, có lịch sử hàng nghìn năm và từng được coi là báu vật của các hoàng tộc. Được làm từ sợi protein tự nhiên của tằm, vải lụa nổi bật với đặc tính mềm mại, óng ả, và có độ bóng tự nhiên đặc trưng.
Nhiều trang phục từ vải xốp xuất hiện và mang ấn tượng riêng của nó, nhưng bạn có tò mò loại vải này như nào không. Hãy cùng Thời trang MO tìm hiểu vải xốp là gì, phân loại vải xốp, vải có nóng không?...
Để giúp nàng tạo nên những outfit thật sự ấn tượng và trendy, hãy cùng Thời trang MO khám phá những cách outfit thời trang, mang tính ứng dụng cao khi màu nâu phối với các gam màu khác nhé!
1. Màu nâu kết hợp với màu trắng huyền thoại Đầu tiên, sự kết hợp giữa màu nâu và màu trắng tạo nên một tương phản tinh tế và thanh lịch.